Nhiều người chọn cách trở thành bồi bàn để lập nghiệp, để làm thêm. Nghề này có thể đem lại thu nhập và đưa lại cho bạn nhiều kinh nghiệm cần thiết cho cuộc sống. Nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng nó không hoàn toàn như vậy. Sau đây là một số lời khuyên từ www.amthuckhachsan.com.vn dành cho những người có ý định trở thành người bồi bàn chuyên nghiệp.
Phần 1: Học các kỹ năng
1. Hãy học cách làm khách hàng vui vẻ. Bạn nên ra ngoài ăn ở các nhà hàng để quan sát cách phục vụ của họ – những người đã có kinh nghiệm lâu năm. Học cách để nói chuyện với nhiều vị khách có tính cách khác nhau, luôn làm cho họ vui vẻ kể cả khi đó là vị khách hàng khó tính. Không cần phải làm trò hề mới có thể làm cho họ vui, nói chuyện cởi mở về các vấn đề xung quanh cũng là một cách làm họ thoải mái hơn.
2. Thao tác nhanh nhẹn. Bạn nên học cách nhớ menu của nơi mình làm việc, nó sẽ rất có ích cho công việc này. Khách hàng gọi món, bàn truyền đạt lại cho đầu bếp, nếu thuộc menu, bạn sẽ hoàn thành một cách nhanh chóng để khách không phải chờ đợi quá lâu.
3. Rèn luyện để có sức khỏe tốt. Nhìn thì công việc này khá nhẹ nhàng nhưng bạn cần có sức bền tốt. Đi lại, bưng bê nhiều thứ, không có sức bền bạn sẽ nhanh chóng bị mệt và làm việc không hiệu quả.
4. Viết rõ ràng và có thể sử dụng máy tính thành thạo. Nếu bếp không đọc được phiếu gọi món của bạn, sai sót có thể xảy ra. Ở một số nhà hàng yêu cầu có kỹ năng sử dụng máy tính, bạn sẽ có thông tin chi tiết các yêu cầu tại nơi bạn nạp đơn.
Phần 2: Bắt đầu tìm công việc
1. Sử dụng các bài học mà nhà hàng đã đào tạo bạn hoặc do bạn học được ở một nơi nào đó. Khi bạn được nhận vào làm việc tại nhà hàng, họ sẽ đào tạo bạn các bài học cơ bản để bạn có thể làm việc tại đó. Chú ý lắng nghe, áp dụng sáng tạo, nó sẽ làm cho công việc của bạn suôn sẻ hơn.
2. Sử dụng các kỹ năng bạn có. Tích cực giúp đỡ các đồng nghiệp của mình. Họ sẽ giúp đỡ và tạo môi trường làm việc đoàn kết, hiệu quả. Có thể họ sẽ giúp bạn biết được cách ứng xử khi gặp vấn đề với khách hàng.
3. Nói chuyện với quản lý nếu sơ yếu lý lịch của bạn có vấn đề. Bạn có thể nói với họ, họ sẽ giúp đỡ bạn để bạn có cơ hội được làm việc ở đó. Hãy cho họ thấy bản thân mình phụ hợp với công việc. Cởi mở sẽ giúp bạn ghi điểm ngay từ bước đầu đến xin việc.
4. Chuẩn bị trước những câu hỏi phỏng vấn. Chuẩn bị các câu hỏi để bạn không bị lúng túng khi đi phỏng vấn. Các câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường hỏi là các câu hỏi tình huống. Như: “Nếu khách hàng nổi giận vì món ăn chậm trễ, bạn sẽ làm gì?”; “Bếp làm sai món, bạn sẽ ứng xử ra sao”…
Phần 3: Trở thành người phục vụ bàn chuyên nghiệp
1. Phương pháp để đón khách hàng là một nụ cười. Luôn mỉm cười với mọi khách hàng. Bạn có thể tự giới thiệu bản thân mình một cách ngắn gọn và nói về nhà hàng của mình. Luôn mỉm cười, nói chuyện nhẹ nhàng.
2. Trong suốt quá trình làm việc, hãy hỏi khách hàng xem có nhu cầu dùng thêm gì, góp ý về món ăn ra sao. Luôn mang toàn bộ phần ăn của cả bàn ra cùng một lúc hoặc liên tiếp nhau.Tránh tình trạng ngồi cùng bàn nhưng người này ngồi nhìn người kia ăn.
3. Khi tính tiền cho họ, hãy kiểm tra hóa đơn kỹ càng. Sau khi thánh toán xong, hãy nói điều gì đó ví dụ như: “Rất vui được phục vụ bạn”; “Hy vọng sẽ được gặp lại bạn”…
Phần 4: Các mẹo nhỏ trong nghề
1. Luôn chỉn chu trước khi đi làm. Hãy đến trước giờ làm ít nhát 15 phút. Luôn mặc quần áo chỉnh tề, lịch sự, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ.
2. Chú ý quan sát xung quanh. Có thể khách hàng sẽ ra hiệu cần giúp đỡ của bạn. Nhanh chóng để thực hiện các yêu cầu của khách, họ sẽ có cảm tình về độ nhanh nhạy, có thể việc làm nhỏ này sẽ mang lại cho bạn một ít tiền tip.